🌱 Proteus - Mô phỏng mạch nguồn (biến áp + chỉnh lưu)

🌱 Proteus - Mô phỏng mạch nguồn (biến áp + chỉnh lưu)

    Mạch nguồn là một mạch rất phổ biến trong các thiết bị điện-điện tử. Các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, ... sử dụng điện một chiều (DC) với mức điện áp thấp (19.5VDC, 12VDC, 5VDC, ...), trong khi điện lưới cấp cho gia đình là điện xoay chiều 220VAC, vì vậy mạch nguồn đóng vai trò trong việc giảm điện áp và biến đổi dòng điện AC - DC để cấp cho các thiết bị điện tử.

    Chi tiết về hoạt động của mạch nguồn, mình đã đề cập trong tài liệu "Điện tử cơ bản cho hệ nhúng". Bài viết này sẽ giới thiệu về cách mô phỏng mạch nguồn sử dụng phần mềm proteus, và các đặc tính tín hiệu, lựa chọn linh kiện khi làm mạch nguồn.

    👉 Giới thiệu về Mạch nguồn

Power Supply

    Mạch nguồn này đã được mình giới thiệu trong tài liệu điện tử kể trên. Về cơ bản, đầu vào của mạch là điện áp 220VAC - 50Hz (Điện lưới), đầu ra của mạch sẽ là điện áp 12VDC và 5VDC để cấp cho các thiết bị điện tử.

  • Điện áp 220VAC đi qua một máy biến áp cách ly, đưa điện áp xuống khoảng 24VAC.
  • Điện áp 24VAC đi qua một cầu chỉnh lưu (4 diode) để đưa về dạng điện áp một chiều 24VDC.
  • Điện áp 24VDC đi qua một IC ổn áp 7812, đưa điện áp về 12VDC.
  • Điện áp 12VDC đi qua một IC ổn áp 7805, đưa điện áp về 5VDC.
  • Ngoài ra mạch bao gồm các tụ điện, tụ gốm để lọc nhiễu và tụ hóa để san phẳng điện áp sau chỉnh lưu (video bên dưới sẽ giải thích về vai trò của tụ điện hóa trong mạch).

    👉 Các linh kiện cần dùng trong Proteus

    Dưới đây là hình ảnh về mạch nguồn mà mình đã vẽ trong Proteus

Power Supply

    Các linh kiện cần thiết cho mạch trên (Sử dụng phím P trên Proteus để chọn linh kiện - phần in đậm bên dưới là keyword để tìm kiếm).

  • Alternator - Nguồn điện AC - cần chọn điện áp 220V, tần số 50Hz
  • Transformer - Máy biến áp - cần chọn tham số vòng dây, vì tỷ lệ điện áp sẽ tỷ lệ thuận với tỷ lệ số vòng dây ở cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp, trong proteus, tham số vòng dây này được thể hiện bằng độ tự cảm (inductance), với công thức có thể tính là 
    L1/L2 = (V1/V2)^2.
    • L1, L2 là độ tự cảm của cuộn sơ cấp, thứ cấp
    • V1, V2 là số vòng dây cuộn sơ cấp, thứ cấp
    • Ở đây ví dụ muốn giảm điện áp đi 10 lần, từ 220V xuống 22V, thì V1/V2 = 10, tức L1/L2 = 100, chúng ta chỉ cần chọn trong Proteus là L1 = 100H, L2 = 1H.
  • Bridge - Cầu chỉnh lưu diode
  • Capacitor - Tụ điện / Resistor - Điện trở / LED GREEN - đèn LED màu xanh
  • 7812 / 7805 - IC ổn áp
  • Các đồng hồ đo Volt kế, Oscilloscope - lấy trong phần INSTRUMENTS (Xem trong video)

    👉 Video mô phỏng trên Proteus

    Dưới đây là video giới thiệu việc mô phỏng hoạt động của một mạch nguồn trên phần mềm mô phỏng Proteus.

    ➤ File mô phỏng Proteus 8: Power Supply Proteus

    ➤ Video mô phỏng Proteus:


>>>= Follow ngay =<<<

Để nhận được những bài học miễn phí mới nhất nhé 😊

Chúc các bạn học tập tốt 😊

                 

Nguyễn Văn Nghĩa

Mình là một người thích học hỏi và chia sẻ các kiến thức về Nhúng IOT.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn