🌱 Tìm kiếm Phương pháp để học tập hiệu quả?
Thời gian qua rất nhiều bạn có nhắn tin cho mình làm sao để có thể học tập hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực nhúng. Thật sự đây là một câu hỏi khá khó để trả lời, đặc biệt là khi mình cũng chưa phải một chuyên gia hay một senior lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo một khóa học mình từng học, đó là khóa học "Learn how to Learn", thì người ta cũng đã có nghiên cứu về cách thức học tập hiệu quả trên một lĩnh vực nào đó.
Nên bài viết này, mình sẽ chia sẻ về một số kiến thức mà mình đã học từ khóa học đó và cách mình đã áp dụng vào thực tế như thế nào!!
👉 Chuẩn bị những gì trước khi học?
Việc quan trọng nhất trước khi bạn làm bất cứ việc gì đó là bạn phải có sự chuẩn bị. Đối với việc học, chúng ta cần phải chuẩn bị một vài điều, đó là định hướng, thời gian, tài liệu.
💬 Định hướng
Theo mình, để học tập trên bất cứ một mảng nào đó, thì định hướng là yếu tố nên được coi trọng hàng đầu. Một người tiếp thu nhanh, học tốt nhưng nếu không được định hướng thì sẽ rất dễ rơi vào tình trạng học lan man, không chuyên sâu, không biết học đến điểm này thì phải tiếp tục học gì, và rất dễ rơi vào tình trạng chán nghề.
Vì vậy, khi xác định được hướng mà chúng ta muốn đi, hãy vẽ cho mình một lộ trình học tập phù hợp và tuân thủ nó.
Với các mới học, thì tất nhiên chúng ta không thể nghĩ ra định hướng được, mà phải tham khảo trên Internet, từ những người có nhiều kinh nghiệm hơn mình.
😇 Các bạn muốn theo hướng Lập trình nhúng có thể tham khảo một vài Bài viết định hướng mà mình tổng hợp trên Blog.
💬 Thời gian
Yếu tố thứ hai cũng hết sức quan trọng đó là sắp xếp thời gian học tập. Bạn muốn học một kiến thức mới thì cần sắp xếp thời gian hợp lý và đều đặn để học. Vì mình thấy việc học đều đặn (hàng ngày) sẽ rất có lợi và dễ ghi nhớ hơn việc học nhiều giờ một lúc.
😇 Ví dụ, thời gian đầu mình bắt đầu tự học C và AutoCad, mình luôn dành khoảng 2 tiếng/ngày (mỗi bộ môn 1h) để học lý thuyết và thực hành 2 bài tập, duy trì đều đặn trong suốt 1 tháng.
💬 Tài liệu
Việc chuẩn bị tài liệu cũng là yếu tốt sống còn, vì mình thấy nếu không chuẩn bị tài liệu trước, sẽ dễ rơi vào hoàn cảnh có những bài thiếu tài liệu, có bài thì tài liệu không chính xác, hoặc quá nhiều tài liệu ở nhiều nguồn khác nhau.
Lời khuyên của mình là cần chuẩn bị một nguồn tài liệu chuẩn trước (Vẫn là tìm trên Internet hoặc hỏi người có kinh nghiệm).
😇 Lại một ví dụ về mình, hồi mới học C và AutoCad, mình cũng hỏi 2 người có kinh nghiệm trước trong mảng này về nguồn tài liệu và được trả lời rất thuyết phục bằng các nguồn tài liệu mà mình "cày" sau đó:
- 2 quyển giáo trình Lập trình và thực hành C
- Học AutoCad qua một kênh Youtube (Lâu quá mình quên mất link rồi!!)
👉 Phương pháp học tập nào là hiệu quả?
Phần này chính là những kiến thức mình thu được trong khóa học "Learn how to Learn", mình tóm gọn lại các phương pháp đó vào "Tháp học tập" sau đây:
💬 Phương pháp học tập thụ động
Theo mô hình trên thì chắc hẳn trong chúng ta, đặc biệt là các bạn sinh viên sẽ khá quen với những phương pháp học ở đầu ngọn tháp, đó là các phương pháp học tập một cách khá thụ động như:- Bài giảng: Học qua các bài giảng, giáo trình trên lớp.
- Đọc tài liệu: Đọc sách, tài liệu hoặc đề thi.
Phương pháp này và phương pháp bài giảng trở lên mang lại hiệu quả khá thấp, đặc biệt khi việc nghe giảng và Đọc tài liệu mang lại cảm giác khá nhàm chán, nên theo nghiên cứu thì với 2 phương pháp này, người học sẽ chỉ hiểu khoảng 5-10% kiến thức. - Hình ảnh, âm thanh: Khi kết hợp với âm thanh, hình ảnh thì bài giảng/tài liệu có vẻ hiệu quả hơn 1 chút, vì nó mang lại hứng thú cho người học, cũng như người học sẽ dễ ghi nhớ hơn.
- Làm mẫu: Tiếp theo là các bài mẫu, ví dụ, ... Khi giảng bài, hoặc trong tài liệu thường sẽ có những ví dụ mẫu để người học có thể biết cách áp dụng ngay, như vậy sẽ tăng hiệu quả học tập lên. Cách này giúp người học hiểu thêm khoảng 30% kiến thức đã học nữa.
💬 Phương pháp học tập chủ động
Ba mục cuối cùng của đáy tháp chính là đại diện cho các phương pháp học tập chủ động, và cũng chính là chữ "hành" còn thiếu trong câu biểu ngữ trên.
- Thảo luận nhóm: Việc này cũng khá quen thuộc khi đi học. Thảo luận nhóm sẽ giúp chúng ta tiếp thu được nhiều kiến thức hơn so với việc tự học một mình. Đặc biệt là khi nhiều người sẽ đi đôi với nhiều ý tưởng hay và nhiều nguồn kiến thức. Và chúng ta cũng có thể kiểm chứng lại kiến thức mình học thông qua cách thảo luận với những người trong nhóm.
- Luyện tập, thực hành: Chắc chắn đây là việc quan trọng nhất rồi, trong bất kỳ lĩnh vực nào, hay ngành lập trình nói riêng thì việc học một kiến thức sẽ cần đi đôi với thực hành, và thực hành sẽ giúp chúng ta hiểu biết vấn đề một cách rõ ràng hơn.
Việc thực hành cũng chia làm nhiều nấc thang, theo mình thì có thể chia nhỏ ra như sau: - Thực hành củng cố kiến thức: Đây là việc chúng ta áp dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, các bài tập thường có trên tài liệu, sách vở.
Ví dụ với lĩnh vực lập trình thì đó là các bài toán để luyện cú pháp hay thuật toán. - Thực hành áp dụng thực tế: Đây là một nấc thang cao hơn, khi đã nắm chắc kiến thức cơ bản thì chúng ta nên áp dụng vào thực tế. Vì mục tiêu cuối cùng của việc học là áp dụng thực tế, cũng như những bài toán thực tế cũng dạy cho ta nhiều bài học hơn về cách sử dụng các kiến thức đã học.
👉 Ở đây, bài toán thực tế có thể là các bài tập lớn, đồ án khi đi học. Hay những dự án thực tế mà chúng ta gặp khi đi thực tập, làm việc. Đặc biệt, khi bạn áp dụng được kiến thức mình học để có thể kiếm được thu nhập từ công việc thì đó chính là một minh chứng rất tốt cho việc bạn đã học đến mức "khá" trở lên.
😇 Mình trích dẫn một câu nói anh leader hay nói với mình khi học thêm ngôn ngữ Python:
"Em đam mê thì học về cái đó cũng tốt, nhưng làm sao mà kiếm được tiền từ nó thì mới ham học hơn và chứng minh là em học hiệu quả"
Và mình thấy mình cũng đã áp dụng khá hiệu quả 😅😅 - Dạy người khác: Có thể đây là nấc thang cuối cùng trong việc học tập một vấn đề. Khi chúng ta có thể đem kiến thức mình học được đem dạy cho người khác hiểu được, thì đó cũng là minh chứng cho việc chúng ta thật sự hiểu vấn đề đó.
Việc dạy ở đây có thể đơn giản là hướng dẫn cho một người bạn hiểu bài tập, hay chia sẻ kiến thức trên Internet và mọi người khác có thể kiểm chứng nó (Giống như mình share trên Blog hay Youtube chẳng hạn 😁). Hoặc là chúng ta có đủ năng lực để mở các lớp học hay đi làm mentor, giảng viên, ...
👉 Việc "dạy cho người khác" giúp chúng ta củng cố kiến thức rất nhiều. Một ví dụ là từ khi mình làm công việc mentor/trainer, mình luôn phải tìm hiểu về kiến thức mình nói một cách bài bản và chặt chẽ, cũng như gặp phải nhiều vấn đề hay ho của học viên trong quá trình học tập. Từ đó mình cảm thấy kiến thức nền tảng mà mình dạy ngày càng vững chắc và được mở rộng thêm. Vì vậy, nếu có điều kiện, các bạn hãy tìm cách áp dụng cho mình phương pháp học tập này nhé.
👉 Tổng kết lại
Trên đây là một bài chia sẻ về một số phương pháp học tập mà mình cho là hiệu quả và đáng để áp dụng trong quá trình học tập. Tất nhiên sẽ có những chỗ chưa đúng, hoặc thiếu xót với trường hợp riêng của từng người, vì xét cho cùng, mỗi người sẽ có những con đường và phương pháp học tập hiệu quả riêng.
Với mình thì học tập là việc cả đời, nên các bạn hãy cố gắng tìm kiếm con đường và phương pháp học tập hiệu quả nhất với bản thân và áp dụng nó. Vì vậy, cũng đừng ngại áp dụng những phương pháp mới để xem nó có phù hợp với bản thân không nhé 😉
>>>>>> Follow ngay <<<<<<<
Để nhận được những bài học miễn phí mới nhất nhé 😊
Chúc các bạn học tập tốt 😊