🌱 Pico 1. Raspberry Pico - Micropython
👉 Raspberry Pico
Cùng đi qua một chút về Raspberry Pico, một dòng Pi khá đơn giản mới được Raspberry Pi Foundation giới thiệu. Bộ điều khiển này sử dụng chip RP2040 do chính Raspberry Pi Foundation thiết kế và tuy kích thước nhỏ xíu nhưng vẫn đủ khả năng chạy các dự án cần machine learning.
➤ Một số đặc điểm của Raspberry Pico
- Bộ xử lý Dual-core ARM Cortex M0+
- Xung nhịp tối đa 133 MHz 264kB SRAM
- 2MB Flash memory
- Hỗ trợ USB 1.1 chế độ Host và Device
- Chế độ ngủ Low-power và công suất thấp
- Lập trình kéo thả qua cổng USB
- 26 chân GPIO 2×SPI, 2×I2C, 2×UART, 3×12-bit ADC, 16×PWM
- Hỗ trợ Realtime clock (RTC)
- Cảm biến nhiệt độ
- 8× PIO để hỗ trợ thiết bị ngoại vi tùy chỉnh
Raspberry Pico hỗ trợ lập trình bằng cả C/C++ lẫn micropython, các bạn có thể tham khảo một số tài liệu được cung cấp dưới đây:
- Tài liệu Datasheet - Raspberry Pi Pico Datasheet
- Tài liệu thiết kế phần cứng - Hardware design with the RP2040
- Tài liệu Pico - C/C++ - Getting Started with Raspberry Pi Pico
- Thư viện SDK C/C++ - Pico C/C++ SDK
- Thư viện SDK micropython - Pico Python SDK
👉 Micropython
Tại sao lại là micropython khi mà con Pico này hỗ trợ C/C++? Câu trả lời thật ra là mình cũng hơi "chán" C/C++ rồi vì những con khác đều code bằng C 😆 Nên muốn sử dụng Python để code vi điều khiển thôi, mặc dù tốn bộ nhớ và run chậm hơn, nhưng đôi khi làm mới một chút cũng tốt.
Micropython là trình thông dịch Python3 được thiết kế cho các dòng chip có bộ nhớ ít ỏi và có khả năng hoạt động ổn định. Micropython còn có thể sử dụng cho ESP và STM32 cũng như một số dòng chip khác, và đặc biệt làm ứng dụng khá nhanh.
➤ Các bạn có thể đọc thêm bài Tại sao nên học Python - Embedded tại đây!
Công cụ sử dụng để lập trình - ở đây mình sử dụng Thonny, một công cụ lập trình micropython khá phổ biến!
➤ Các bạn có thể DOWNLOAD THONNY tại đây! Phần cài đặt cũng khá đơn giản, chỉ việc next thôi là xong!
👉 Phần cài đặt đầu tiên Thonny cũng khá đơn giản, các bạn hãy cắm Raspberry Pico hoặc ESP vào cổng COM, sau đó chọn vào mục Tools ⇒ Options ⇒ Cửa sổ Thonny Options hiện lên, chúng ta vào mục Interpreter, sau đó chọn ngôn ngữ lập trình + chip tương ứng như trong hình là MicroPython (Raspberry Pi Pico). Ở mục Port chúng ta chọn Auto Detect như hình.
👉 Các bạn có thể test chương trình đầu tiên, HelloWorld chẳng hạn:
Chúc các bạn học tập tốt 😊