🌱 RTOS 11 - Mutex: Giải pháp Hiệu Quả cho Race Condition
Ở những Post trước mình đã giới thiệu về Binary Semaphore và Counting Semaphore, đó là những cơ chế đồng bộ task và quản lý tài nguyên trong RTOS. Đối với vấn đề Race Condition được nêu ra ở post trước, chúng ta có thể sử dụng giải pháp đó là Mutex. Vậy Mutex là gì? Mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu dưới đây!
Các nội dung chính
👉 Mutex là gì?
Mutex - viết tắt của MUtial EXclution, tức là loại trừ lẫn nhau, đảm bảo chỉ có một task duy nhất được quyền truy cập vào tài nguyên tại một thời điểm. Thực chất nó là một Flag - cờ, hay một Key - khóa, giúp ngăn chặn các lỗi tiềm ẩn như Race Condition.
Cơ chế hoạt động
- Acquire (Yêu cầu): Một task phải đợi đến khi Mutex "free" để được cấp quyền truy cập.
- Release (Nhả): Sau khi hoàn thành, task sẽ nhả Mutex để tài nguyên có thể được sử dụng bởi task khác.
👉 Ví dụ sử dụng Mutex
Chúng ta sẽ thử xem một ví dụ, chính là ví dụ để giải quyết Bài toán Race Condition ở post trước.
Ở bài toán này, task main và Systick_Handler sử dụng chung tài nguyên là thanh ghi GPIOB_ODR.
Ở đây có thể xảy ra Race Condition với việc mỗi câu lệnh C bằng 3 câu lệnh ASM, và việc ngắt Systick có thể xảy ra khi mà câu lệnh đảo LED PB3 chưa thực hiện xong là hoàn toàn có thể xảy ra (Xem post trước).
👉 Ở đây, chúng ta hãy thử dùng một Mutex để ngăn Race Condition xảy ra. Bằng cách ở mỗi task, ta sẽ cho task đó đợi Mutex free thì mới thực hiện truy cập thanh ghi GPIOB_ODR để đảo led. Task sở hữu Mutex sẽ thực hiện công việc của mình, sau đó mới nhả (release) Mutex cho các task khác.
Ok, vậy bây giờ chương trình của chúng ta đã an toàn rồi, hiện tại không cần phải lo cho việc một câu lệnh nào đó chưa thực hiện xong mà câu lệnh khác có thể nhảy xen vào.
Thậm chí cả những task có ưu tiên cao hơn muốn thực thi thì cũng sẽ phải đợi Mutex free trước, vì cơ chế đổi mức ưu tiên trong lúc giữ Mutex. Tức là khi giữ Mutex, task sẽ tạm thời có mức ưu tiên cao nhất, nên không task nào có thể xen vào. Chỉ khi task nhả Mutex ra thì mức ưu tiên mới trở lại như ban đầu.
👉 Mutex vs Binary Semaphore
Có thể thấy Mutex và Binary Semaphore có cách hoạt động tương đối giống nhau, vậy tại sao lại phải tạo ra 2 cơ chế khác nhau?
- Mutex hoạt động theo cơ chế Locking trong khi Binary Semaphore hoạt động theo cơ chế Signaling. Vì vậy, task có ưu tiên cao hơn hoàn toàn có thể giải phóng Binary Semaphore và chiếm quyền sử dụng tài nguyên. Trong khi đó, dù có ưu tiên cao hơn, nhưng task vẫn phải chờ Mutex thực hiện xong.
- Binary Semaphore có thể đồng thời được sở hữu bởi nhiều thread trong khi Mutex thì chỉ được sở hữu bởi một thread duy nhất.
- Trên thực tế, Binary Semaphore sẽ thực hiện nhanh hơn Mutex vì các thread/process khác có thể giải phóng Semaphore, trong khi chỉ có thread/process mới có thể unlock Mutex.
- Mutex thường được sử dụng trong trường hợp có một tài nguyên duy nhất, ví dụ như Race Condition ở trên. Trong khi Semaphore có thể sử dụng trong trường hợp có nhiều tài nguyên hơn.
Nhìn chung Mutex là công cụ mạnh mẽ giúp bảo vệ tài nguyên dùng chung, đồng thời giải quyết triệt để Race Condition trong lập trình RTOS. Hãy sử dụng Mutex đúng cách để tối ưu hóa hiệu suất và đảm bảo độ ổn định của hệ thống sử dụng RTOS.
Ủa chưa có bài core 21 phải khum ad, ad làm blog này hay quá, nếu ad bổ sung thêm 1 vài đoạn code ví dụ ở các bài khác nữa thì rất hay lun ấy ạ. Thanks AD <3
Trả lờiXóaCảm ơn bạn nha, mình cũng bận nên mỗi ngày chỉ làm được 1 2 bài thôi, hiện tại series này đang đến bài 20. Sau mình sẽ bổ sung thêm ví dụ. Cảm ơn bạn đã góp ý ,😁
Xóaanh ơi ra thêm bài trong series này đi ạ
Trả lờiXóaOk e. Có thời gian a sẽ làm thêm, a đang làm video nữa để mọi người dễ tiếp cận này
Xóadạ anh cho em xin 1 projects cở bản về rtos để tham khảo với được không ạ, em cảm ơn anh
Trả lờiXóaProject thì có nhiều loại, nếu em mới tiếp cận có thể search tên chip mà em đang dùng + freeRTOS Example có rất nhiều nhé
Xóa