🌱 Các chứng chỉ có quan trọng không?
Câu hỏi này mình đã tự hỏi bản thân từ rất lâu, và mỗi thời điểm lại có một câu trả lời khác nhau. Với mỗi người cũng có những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Người thì cho rằng chứng chỉ là một thứ rất quan trọng đại diên cho chuyên môn, có người lại cho rằng nó cũng không là gì ngoài một "tờ giấy".
Mình thấy ý kiến nào cũng có mặt đúng, và mỗi ngành nghề lại yêu cầu về mặt chứng chỉ khác nhau. Ở đây mình nêu ý kiến của mình trong một chuyên ngành hẹp - đó là Lập trình nhúng (Embedded Software).
👉 Trước đây khi còn đi học, mình nghĩ việc tấm bằng giỏi/xuất sắc, các chứng chỉ cũng chỉ là vật ngoài thân, quan trọng nhất vẫn là thực học. Có thể ý tưởng này khá đúng lúc đó, vì việc học/thực hành những kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm vẫn rất quan trọng bên cạnh việc học trên giảng đường.
👉 Nhưng sau một vài lần phỏng vấn và đi làm, mình có một chút thay đổi ý kiến về vấn đề này.
💬 Thứ nhất, tấm bằng hay chứng chỉ đôi khi không đánh giá được năng lực làm việc, nhưng là một ấn tượng rất tốt khi phỏng vấn.
Thật sự là như vậy, khi mới ra trường đi phỏng vấn, một số ít bạn có năng lực thật sự vượt trội khi phỏng vấn thì không nói tới, nếu như 5 người cùng phỏng vấn, và trả lời các câu hỏi như nhau. Người đánh giá (HR hoặc người có chuyên môn) sẽ nhìn ngay vào CV của các bạn. Tất nhiên thường thì họ sẽ chọn những CV đẹp hơn, với tấm bằng tốt hơn và các chứng chỉ liên quan.
Đôi khi, nếu CV của bạn "xấu quá", thì mặc dù có năng lực tốt, bạn vẫn có thể bị loại từ vòng gửi xe bởi các HR.
💬 Thứ hai, tấm bằng hay chứng chỉ nhiều khi sẽ đánh giá về năng lực, tư duy.
Sự thật là như vậy, không thể vì mình nhận bằng trung bình nhưng đi làm nhiều hơn mà nói những bạn nhận bằng giỏi không bằng mình được. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều công ty ưu tiên các bạn Bách Khoa, ưu tiên các bạn bằng giỏi (nhiều nơi còn tăng lương cho người có bằng giỏi/xuất sắc). Học tốt các môn trên trường để có được tấm bằng đó cũng đủ đánh giá các bạn ấy là người có tư duy tốt và chăm chỉ rồi.
Tương tự với các chứng chỉ cũng vậy, có thể ai đó "may mắn" đạt được nó, nhưng cũng không thể phủ nhận, họ đã phải trải qua việc học nội dung khóa học đó, tiếp xúc với kiến thức đó, và trải qua các bài test, hoặc là ôn thi "tủ" thì mới có thể nhận được.
Chính vì vậy, theo mình việc trang bị một vài chứng chỉ cần thiết trong lĩnh vực của mình là khá quan trọng. Đặc biệt là sinh viên mới ra trường, có rất nhiều chứng chỉ, ngoài ngoại ngữ ra thì việc tham gia một khóa học để nâng cao chuyên môn và nhận chứng chỉ làm đẹp CV cũng là điều rất tốt.
👉 Việc tìm chứng chỉ ở đâu?
Hiện nay, theo mình thấy có nhiều khóa học mang tính "tự phát", sau đó tự thiết kế chứng chỉ dành cho học viên để thu hút người học. Thật sự những chứng chỉ này chỉ cho vào CV để "qua mặt" HR và làm kỷ niệm thôi, chứ không có nhiều ý nghĩa lắm.
Theo mình biết thì chứng chỉ quốc tế là có ý nghĩa cao nhất, với một số ngành lập trình thì trên thế giới có những chứng chỉ/cuộc thi để các bạn tham gia, cái này thì cần search trên mạng cho mỗi ngành nghề.
Còn tại Việt Nam thì mình đề xuất một số chứng chỉ của doanh nghiệp, trung tâm lớn có liên kết với doanh nghiệp, hoặc các công ty/doanh nghiệp liên kết với nhau để tổ chức, các chứng chỉ này thường sẽ được công nhận bởi một số doanh nghiệp liên quan.
Dưới đây là một chứng nhận online thôi của một khóa học mình học bên Funix, bên này liên kết với rất nhiều công ty, và nếu học hết một module môn học thì có thể được chứng chỉ "tổng" khá uy tín.
Lời kết là các bạn nên tập trung để phát triển năng lực chuyên môn của mình thật tốt trước, còn chứng chỉ giống như một minh chứng cho năng lực của các bạn và sẽ có lợi khi đạt được.
Chúc các bạn tìm được hướng đi đúng đắn cho riêng mình!
>>>= Follow ngay =<<<
💚 Kênh Youtube Lập trình - Điện tử 💚
Để nhận được những bài học miễn phí mới nhất nhé 😊
Em xin thông tin khóa học này với anh Nghĩa ơi.
Trả lờiXóaKhóa này ở bên trường trực tuyến Funix em nhé. Nhưng bên Fsoft tài trợ nên anh không rõ học phí bao nhiêu
XóaAnh ơi anh có thể chia sẻ thêm về quá trình anh học lập trình nhúng với được hông anh, cách anh học như nào, anh bắt đầu tìm hiểu nó từ khi nào các thứ á anh
Trả lờiXóaAnh từng có một bài viết về quá trình anh học rồi nhé :D em có thể tham khảo tại đây:
Xóahttps://laptrinhcnhung.blogspot.com/2021/08/Hocvidieukhien.html
Sau có thể anh sẽ chia sẻ thêm
Em chào anh ạ,
Trả lờiXóaEm đang là sinh viên năm 2 học tự động hóa tại BKHCM, ở các kỳ học sắp tới em sẽ học các môn sau: Vi xử lý,.. các môn tự chọn gồm: Nhập môn điều khiển thông minh, Mô hình và mô phỏng hệ thống công nghiệp, Trí tuệ nhân tạo trong điều khiển, Hệ thống điều khiển nhúng, PLC, SCADA, Thiết bị và hệ thống tự động thủy khí, Thị giác máy, Điện tử công suất ứng dụng, Điều khiển chuyển động. Em đang có định hướng đi theo ngành nhúng thì em nên đăng ký học môn nào trong số những môn đó vậy ạ? Và vi xử lý thì có liên quan nhiều đến ngành nhúng không ạ? Và để dành cho việc học nhúng thì mình nên học môn gì cho giỏi vậy ạ? Do năm nhất em chỉ học toàn đại cương thôi nên còn mơ hồ quá :((
Em cảm ơn anh ạ!!!
Hello e, vi xử lý chính là cái căn bản nhất của nhúng em nhé. Ngoài ra thì môn hệ thống đk nhúng rất quan trọng, điều khiển thông minh, điện tử công suất cũng có liên quan nhé
XóaNếu e muốn biết thêm thì có thể ib với anh qua fb a đính kèm ở thanh công cụ bên phải nhé
Xóa