Bài 7. 8051 Giao tiếp màn hình LCD (1)

🌱 Bài 7. 8051 Giao tiếp màn hình LCD (1)

    Màn hình LCD là 1 thiết bị hiển thị thông dụng trong các hệ nhúng, do hiển thị trực quan, giao tiếp đơn giản, tốn ít tài nguyên và năng lượng. LCD thông dụng hiện nay dùng chip HD44780.

    Loại mà chúng ta hay thấy: LCD 1602, tức là có 2 hàng, mỗi hàng hiển thị được 16 ký tự.

    👉👉 Sơ đồ và chức năng các chân LCD

    16 chân, trong đó có 2 chân cấp nguồn LCD + 2 chân cấp nguồn cho LED.

  • 1 chân VEE điều chỉnh độ tương phản, thường gắn với biến trở để điều chỉnh.
  • Chân RS để chọn thanh ghi lệnh hoặc dữ liệu.
  • Chân RW để chọn chế độ đọc hoặc ghi lệnh/dữ liệu (thường nối đất để mặc định chọn chế độ ghi lệnh/dữ liệu)
  • Chân E - Enable: là chân cho phép. Thường được kích 1 xung từ 1 về 0 để cho phép quá trình thực hiện lệnh.
  • 8 chân từ DB0 - DB7 là các chân dữ liệu.

    👉👉 Tập lệnh giao tiếp LCD

    Khi chân RS = 1 => Chế độ đọc/ghi lệnh.

    Chân RW = 0 => Chế độ ghi lệnh/dữ liệu.

    => Chế độ ghi lệnh. Các lệnh sẽ được VĐK truyền cho LCD để thực hiện các lệnh như: khởi tạo LCD, xóa nội dung LCD, chọn chế độ hoạt động, điều khiển con trỏ, ... <mã của các lệnh cơ bản có ở bảng bên dưới>.

    👉👉 Kết nối phần cứng

    LCD có 8 chân dữ liệu, nó có thể hoạt động theo 2 chế độ:    8-bit & 4-bit.

    Sơ đồ kết nối như hình dưới: biến trở nên là 10K Ohm để điều chỉnh độ tương phản, còn trong thực tế, LED+ sẽ nối với Vcc qua 1 điện trở (khoảng 220 Ohm) và LED- nối GND để làm sáng LED.

    👉👉  Đón xem phần 2, các bước thực hiện và thực hành chương trình LCD.

>>>= Follow ngay =<<<

💚 Kênh Youtube Lập trình - Điện tử 💚

Để nhận được những bài học miễn phí mới nhất nhé 😊

Xem Bài 6                                        Xem Bài 8

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn