🌱 Bài 14: Tìm hiểu về 8051 UART trong giao tiếp dữ liệu

 🌱 Bài 14: Tìm hiểu về 8051 UART trong giao tiếp dữ liệu

UART là gì?

    UART (Universal Asynchronous Receiver/Transmitter) là một chuẩn truyền thông nối tiếp, trong đó dữ liệu được truyền qua một đường dây duy nhất. Điều này khác biệt hoàn toàn với truyền thông song song, nơi dữ liệu được truyền đồng thời qua nhiều dây. Mặc dù tốc độ truyền của UART thấp hơn so với truyền thông song song, nhưng ưu điểm của nó là yêu cầu ít dây cáp hơn, giúp tiết kiệm chi phí và dễ dàng triển khai hơn trong các hệ thống nhúng.

    Vì vậy, UART trở thành lựa chọn phổ biến trong các ứng dụng truyền thông dữ liệu ở các thiết bị như vi điều khiển 8051. Tìm hiểu thêm về các giao thức truyền thông khác tại đây.

👉 Các phương thức truyền thông nối tiếp

  • Truyền đồng bộ: Truyền dữ liệu theo khung cấu trúc đã được định nghĩa trước.
  • Truyền không đồng bộ: Truyền từng byte dữ liệu một cách độc lập trong khung cấu trúc.

    UART thuộc dạng truyền không đồng bộ. Giao thức này sử dụng ba chân kết nối chính:

  • Chân RxD (Serial data receive pin).
  • Chân TxD (Serial data transmit pin).
  • Chân GND (Ground pin, nối chung).

    Kết nối giữa hai vi điều khiển (VĐK) sử dụng giao thức UART, bạn chỉ cần nối chung chân GND và kết nối chân TxD của VĐK này với RxD của VĐK còn lại và ngược lại.

    *** Vi điều khiển 8051 hỗ trợ UART với hai chân RxD và TxD tại P3.0 và P3.1.

Cấu Trúc Khung Truyền UART

    Vì UART là giao thức truyền không đồng bộ, nó sẽ truyền từng byte dữ liệu theo cấu trúc khung bao gồm các thành phần chính như:

  • START bit: Khi đường truyền ở trạng thái cao (=1), bit START sẽ kéo xuống thấp (=0) để bắt đầu truyền dữ liệu.
  • Gói các bit dữ liệu: Số bit trong mỗi gói có thể từ 5 đến 9, nhưng thông thường là 8 bit.
  • Parity bit: Dùng để kiểm tra tính chính xác của dữ liệu, có thể là Even Parity (chẵn) hoặc Odd Parity (lẻ).
  • STOP bit: Một hoặc hai bit STOP sẽ luôn có giá trị bằng 1, báo hiệu kết thúc truyền.

    Tất cả các bit sẽ được truyền nối tiếp với nhau, tạo thành một khung truyền dài khoảng 10 bit.

Tốc Độ Truyền Dữ Liệu - Baudrate

    Tốc độ truyền dữ liệu, được đo bằng số bit truyền đi mỗi giây (Baudrate), có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của ứng dụng.

    Các giá trị phổ biến bao gồm 1200, 2400, 4800, 9600, 19200, 38400, 57600 và 115200, trong đó 9600 là baudrate thường được sử dụng nhất.

>>>>>> Follow ngay <<<<<<<

Để nhận được những bài học miễn phí mới nhất nhé 😊

Chúc các bạn học tập tốt 😊

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn