🌱 Điều khiển điện áp (Analog Output)
Một trong các phương pháp điều khiển động cơ DC thông dụng nhất là điều khiển điện áp phần ứng. Mình thấy thường sử dụng phương pháp PWM, nhưng lí do sử dụng thì không hẳn ai cũng biết!!
Theo mình biết thì có 2 phương pháp điều khiển điện áp ra từ Vi điều khiển:
👉 DAC - Digital-to-Analog Converter
VĐK với đầu ra 0/1 có thể chuyển đổi thành điện áp ra tương tự qua bộ DAC (DAC nội hoặc DAC ngoài).
Với mạch điều khiển dùng transistor như bên dưới, dùng DAC thì trans sẽ ở chế độ khuếch đại.
👉 PWM - Pulse Width Modulation
Cái này thì ai cũng biết rồi 😃 Dùng Timer của vi điều khiển để tạo các xung vuông (thường là cùng tần số) mà độ rộng xung khác nhau. Từ đó có thể điều khiển điện áp đầu ra.
Với mạch điều khiển dùng trans, chọn con trở cho hợp lý với đầu ra PWM thì trans sẽ hoạt động ở chế độ ngắt (khi đầu ra = 0) và chế độ dẫn bão hòa (khi đầu ra = 1).
🌱 Vậy tại sao là PWM?
Với VĐK thì PWM dễ tạo ra hơn 😃 dùng timer là được, DAC thì các dòng VĐK hiện tại ít hỗ trợ nữa, nên muốn dùng thì cần DAC ngoài, tốn chân của VĐK.
Dùng DAC thì trans ở chế độ khuếch đại, nên điện áp Uce lớn (>0.2V), nên cần Vcc lớn hơn, hơn nữa công suất tiêu thụ trên trans cũng lớn.
Lí do quan trọng nhất, PWM thì trans ở 2 chế độ ngắt và dẫn bão hòa, công suất tiêu thụ trên transistor gần như = 0, gần như không có sụt áp trên trans.
Cái lí do này thì chắc chắn đúng rồi, mong các bạn có thể bổ sung các phương pháp điều khiển điện áp khác nha 😃