🌱 STM32 RoadMap - Lộ trình học STM32 cho người mới bắt đầu

🌱 STM32 RoadMap - Lộ trình học STM32 cho người mới bắt đầu

    Nhiều bạn mong muốn học lập trình STM32 để bắt đầu với ngành nhúng nhưng không biết bắt đầu từ đâu và học gì trước. Việc học không có lộ trình rõ ràng dễ dẫn đến "lạc lối" trong thanh ghi hay quá phụ thuộc vào thư viện như HAL. Hãy cùng mình khám phá lộ trình học STM32 hiệu quả nhất!

STM32 Logo

Các nội dung chính

    👉 Kiến thức nền tảng: C và Vi điều khiển 8-bit

    Trước khi học lập trình vi điều khiển STM32, bạn cần:

  • Lập trình C: Hiểu từ cơ bản đến nâng cao, nắm vững kỹ thuật như Macro, Pointer, Struct, Union...
  • Kinh nghiệm với vi điều khiển 8-bit:
    • Nên làm quen với 8051, AVR hoặc PIC.
    • Các dòng này giúp bạn xây dựng nền tảng về kiến trúc chip và ngoại vi của vi điều khiển.
    • Giao tiếp các thiết bị ngoại vi.
  • Kiến thức điện tử cơ bản.

    🚀 Tips học kiến thức nền tảng

  • Học lập trình C kết hợp với các project thực hành, ngoài kiến thức C thì việc học cách xây dựng các hàm và tổ chức phần mềm cũng rất quan trọng.
  • Đối với các vi điều khiển 8-bit, nên tập trung vào học và hiểu về các kiến trúc chip, cơ chế hoạt động của ngoại vi thay vì quá tập trung vào các application.
  • Kiến thức về các linh kiện điện tử cơ bản, sensor, actuator, động cơ, ... thì cần tìm hiểu song song và cách giao tiếp chúng với vi điều khiển.

     Các bạn cũng có thể tham khảo cách học vi điều khiển của mình nha!

    👉 Tìm hiểu Core Cortex-M và thanh ghi STM32

    Sau khi có kiến thức về kiến trúc chip và các ngoại vi đơn giản, bạn có thể bắt đầu tiếp cận với chip STM32 (với lõi Processor ARM Cortex). Các dòng STM32 cơ bản và phổ biến (F1, F4) hầu hết sử dụng lõi ARM Cortex-M.

    Nếu muốn hiểu rõ lõi ARM Cortex-M, hãy đầu tư thời gian nghiên cứu:

    🔧 Hướng dẫn thực hành

  • Trang bị bộ kit như STM32F1 hoặc STM32F4.
  • Tài liệu cần thiết: Reference Manual của dòng STM32 bạn học và Schematic của Board mà các bạn mua.

    Ngoại vi cơ bản

    Bắt đầu với GPIO, UART, TIMER, ADC, SPI, I2C... để giao tiếp với thiết bị ngoại vi thực tế.

    👉 Viết thư viện dựa theo thư viện STD

    Một cách khác mà bạn có thể áp dụng, chính là cách mình học về thanh ghi, đó là viết lại một thư viện cho riêng mình, giống như thư viện STD 😊 Quá trình này sẽ giúp bạn rất hiểu về thư viện STD cũng như các kiến thức về C như Struct, Union, Pointer.

    Trước mình có học STM32 trên quyển sách này, cũng khá hay ho, các bạn có thể tham khảo!

    👉 Sử dụng thư viện

    Một điều không thể thiếu khi học Vi điều khiển đó là phải làm ứng dụng. Nếu như chỉ viết code chạy những hàm thông thường thì mình sẽ rất hạn chế, không nắm được các trường hợp sử dụng thực tế. Vì vậy, việc thực hành trên các Project là rất quan trọng.

    Mình đề xuất dùng thư viện để làm Project thay vì thanh ghi, vì rõ ràng nó nhanh hơn, tiện lợi và ít sai sót hơn. Sau khi đã hiểu về cách sử dụng thanh ghi, xây dựng thư viện thì việc sử dụng nó là rất tốt!!

    Với các vi điều khiển STM32, các bạn có thể thử sử dụng STD hoặc HAL test thử các ngoại vi GPIO, UART, ADC, TIMER, SPI, I2C, ... Sau đó có thể làm các ứng dụng tùy theo hiểu biết của mình. Ví dụ, mạnh cảm biến, làm quan trắc thì tập luyện với ADC, TIMER, UART, ... Nói chung là đến đây thì cần phải luyện tập khá nhiều để master hơn!

  • Framework và bộ thư viện Baremetal mình xây dựng!
  • Mình có một số ứng dụng mẫu về STM32 tại đây!

>>>= Follow ngay =<<<

Để nhận được những bài học miễn phí mới nhất nhé 😊

Chúc các bạn học tập tốt 😊

2 Nhận xét

  1. Anh có thể cho em xin vài ứng dụng hoặc vài project đơn giản của stm32 đê thực hành không ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em search "STM32 project" trên google nhiều mà em, tùy vào level sẽ có nhiều phân loại nữa!

      Xóa
Mới hơn Cũ hơn